Sử dụng điều hòa,
quạt khi ngủ như thế nào? Trẻ em, người già, người mang bệnh tim mạch, bệnh
phổi tắc nghẽn, cao huyết áp... cần thận trọng trong sử dụng quạt, máy lạnh
khi ngủ.
|
||
Sử dụng điều hòa, quạt khi ngủ như thế nào?
Nắng
nóng, oi bức khiến nhiều người phải tăng cường sử dụng các thiết bị, vật dụng
có thể làm mát, hạ nhiệt mà phổ biến là máy điều hòa nhiệt độ (máy lạnh), các loại
quạt, nệm nước. Việc sử dụng các thiết bị, vật dụng nói trên trong thời điểm
này là cần thiết nhưng phải sử dụng phù hợp, đúng cách để phòng ngừa phát
bệnh, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Nhiều nguy cơ cho
người già, trẻ sơ sinh
Theo PGS-TS Cao Văn
Thịnh, Bệnh viện 115 (TPHCM), nguy cơ mắc bệnh do sử dụng không hợp lý thiết
bị làm mát là không thể xem thường. Quạt máy thường làm thay đổi quá trình trao đổi khí
nên nếu để quạt một hướng cố định liên tục vào cơ thể đang đẫm mồ hôi sẽ dễ gây
ra cảm cúm, còn trong để lúc ngủ rất dễ làm cho cơ thể bị trúng gió.
Quạt máy sẽ làm các
mạch máu nhỏ của cơ thể co lại và thân nhiệt giảm xuống. Nếu quạt chạy không
đều và để kéo dài liên tục sẽ gây mất cân bằng sinh nhiệt thích ứng của cơ
thể, rất dễ gây chảy nước mũi, nhức đầu; nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây
chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ...
Không khí trong môi
trường phòng ngủ có gắn máy điều hòa nhiệt độ rất khô, nếu không tạo độ thông
thoáng phù hợp và để trạng thái cơ thể bị nóng, lạnh đột ngột bất thường
trong môi trường này hoặc chịu lạnh cố định trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến
rất nhiều bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt những người đang mang bệnh cao huyết
áp.
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng
2-TPHCM, cho biết việc sử dụng máy lạnh, quạt điện không đúng cách thường dễ làm cho trẻ bị dị ứng
đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng, đặc biệt đối với
trẻ cơ địa yếu hoặc bị hen suyễn. Những ngày qua, số trẻ nhập viện tại Khoa
Hô hấp của Bệnh viện Nhi Đồng 2 do nguyên nhân này đang tăng nhanh, chiếm đến
20% số bệnh nhi đang điều trị các bệnh về hô hấp.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, quạt máy luôn tạo vòng xoáy hút bụi
bặm, vi khuẩn nên nếu để thổi trực tiếp lâu dài vào cơ thể trẻ sẽ làm cơ thể
trẻ mất nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng hầu họng gây ra
bệnh. Trẻ nằm ngủ trong phòng gắn máy điều hòa mà không bảo đảm độ thông
thoáng hoặc nằm liên tục trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến hiện tượng khô
người.
Trong môi trường phòng máy lạnh, độ ẩm thấp, nấm mốc dễ sinh
sống cộng với lượng khí carbon làm cho trẻ bị ngợp. Các trường hợp đột tử khi
ngủ trong xe hơi ở người lớn là ví dụ điển hình nguy cơ tử vong trong không
gian sử dụng máy lạnh (air conditioner) nhưng thiếu độ thông thoáng.
Sử dụng sao cho đúng?
Các bác sĩ khuyên khi dùng quạt nên điều chỉnh tốc độ vừa
phải, tuyệt đối không để quạt thổi cố định lên cơ thể mà phải để ở chế độ
xoay. Không để quạt thốc vào cơ thể, đặc biệt với người từ ngoài trời nóng
bước vào hoặc vừa hoạt động thể lực mà nên lau mồ hôi, nghỉ vài phút rồi mới
dùng quạt.
Khi nằm ngủ nên nằm cùng hướng thổi của quạt và chỉ nên để tốc
độ gió trong mức 0,2 m đến 0,5 m/giây, tối đa không quá 3 m/giây. Nếu ngủ
trong phòng thoáng gió chỉ nên mở quạt ở số nhỏ cho gió thổi nhẹ. Người già
yếu, người suy nhược và trẻ em nên hạn chế dùng quạt trong lúc ngủ, nếu dùng
nên có màn che chắn bớt.
Với phòng ngủ có máy lạnh, ngoài việc phải tính toán sao cho
đủ dưỡng khí và vệ sinh định kỳ để tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh vào nhà,
nên xác định biên độ nhiệt độ ở ngoài trời và trong phòng ngủ chênh nhau
trong khoảng từ 8°C đến 10°C là thích ứng.
Những ngày nắng nóng nên để máy lạnh ở mức
từ 25°C đến 28°C để cơ thể không phải chống nóng hoặc chống lạnh và không bị
choáng váng khi thay đổi môi trường đột ngột. Khi từ phòng lạnh bước ra ngoài
nên mở to cửa và đứng ở cửa khoảng 2 đến 3 phút để cơ thể thích nghi với
không khí, nhiệt độ mới và nên uống nhiều nước để chống khô họng. Khi sử dụng
nệm nước, giữa chỗ tiếp xúc cơ thể và nệm phải có miếng vải lót làm vật chắn
vì lớp vỏ cao su dễ gây dị ứng cho da.
|
Home »
Sửa điều hòa
» sử dụng điều hòa khi ngủ
sử dụng điều hòa khi ngủ
Posted by Unknown
Posted on 3:22 PM
with No comments
0 comments:
Post a Comment