Home » » tránh say khi đi tàu xe

tránh say khi đi tàu xe


Tránh say khi đi tàu xe khi đi xe bật máy lạnh



     Nhiều người khi đi tàu xe, nhất là xe mở máy lạnh là có hiện tượng say. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này như thế nào?

hình ảnh
    Nhiều người khi đi tàu xe, nhất là xe mở máy lạnh là có hiện tượng say. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách hạn chế hiện tượng này như thế nào?
            Say tàu xe là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ trẻ và trẻ em. Nguyên nhân do rối loạn trong hệ thống tiền đình khi di chuyển với tốc độ nhanh trong một không gian chật hẹp. Hệ thống tiền đình là một hệ thống thần kinh chi phối cảm giác về vị trí trong không gian, giúp con người định vị được tư thế trong không gian và giữ được thăng bằng khi đi lại. Khi hệ thống tiền đình bị rối loạn, người bệnh có cảm giác chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế, buồn nôn và nôn. Ngoài ra có thể có một số triệu chứng rối loạn hệ thống thần kinh thực vật đi kèm như: buồn ngủ, ngáy, tim đập nhanh, vã mồ hôi...

Khi bị say tàu xe, bạn có thể có một trong những dấu hiệu dưới đây:

- Da tái.
- Dạ dày cồn cào.
- Tiết rất nhiều nước bọt trong miệng.
- Nôn và không muốn ăn.
- Đau đầu, ngáp nhiều.
- Vã mồ hôi, thở nhanh hơn, lo âu, chóng mặt.

Hạn chế say tàu xe 

Tình trạng say tàu xe không có phương pháp điều trị nào triệt để cả. Tuy nhiên phần lớn trường hợp sẽ tự mất đi khi trẻ em lớn lên và có hiện tượng quen dần nếu bệnh nhân đi tàu xe nhiều. Các phương pháp phòng ngừa chủ yếu được thực hiện khi đi tàu xe như: uống thuốc kháng histamine trước khi đi khoảng 30 phút, trên xe không nhìn xung quanh mà chỉ nhìn thẳng, không đọc sách báo khi đi xe. Có thể ngậm vài miếng gừng khi đi xe theo kinh nghiệm dân gian hoặc châm cứu vùng tai - nhĩ châm - nhưng cũng gặp khá nhiều phiền toái mà kết quả không phải trường hợp nào cũng thành công.
Bạn không nên bước lên tàu xe trong tình trạng quá no hay quá đói nếu thuộc loại dễ "say". Các loại mùi đặc biệt như mùi thuốc lá, hơi người... cũng dễ khiến người đi tàu xe xây xẩm mặt mày. Bạn cũng dễ say nếu mẫn cảm với các mùi như mùi xăng ôtô, khói thuốc lá, mùi các loại mồ hôi ở hành khách, mùi tàu xe lâu không được khử mùi
     Thông thường những người ít hoặc lần đầu đi tàu xe dễ bị chứng say hơn những người phải đi lại thường xuyên. Biện pháp tốt nhất là tập luyện trong một thời gian dài hoặc ngồi tàu, xe nhiều lần để nâng cao khả năng thích ứng của cơ quan tiền đình đối với vận động không có quy tắc.
Đối với những người không có cơ hội đi tàu xe trong thời gian dài, việc thường xuyên rèn luyện thể lực có tác dụng hỗ trợ cho việc điều tiết thăng bằng vị trí của cơ thể. Các môn vận động vòng lăn, bàn đu dây, cầu trượt, xà đơn, xà kép, nhào lộn trên đệm... đều có thể nâng cao khả năng thích ứng của tiền đình.
Đối với những người say tàu, xe do mùi, do tâm lý hay tình trạng quá no, quá đói thì phải khắc phục được những nguyên nhân này. Nếu bạn mẫn cảm với mùi xăng, mùi mồ hôi thì nên chọn những chiếc xe chất lượng tốt, được vệ sinh sạch sẽ. Có thể ngửi những mùi dễ chịu như ruột bánh mì, vỏ cam, quýt, gừng. Đừng nên ăn quá no hoặc để quá đói, tránh những thức ăn khó tiêu như dừa, trứng, lạc.
Tình trạng stress cũng làm bạn nôn nao, do vậy phải tạo một cảm giác thoải mái khi bước lên tàu, xe. Cười, nói vui vẻ với những người xung quanh cũng hạn chế được rất nhiều chứng này. Chính vì vậy mà những hành khách không có bạn đồng hành thường dễ bị say dù là đi một đoạn đường ngắn; nhưng nếu đi cùng bạn bè, gia đình thì dù trải qua một chặng đường dài vẫn khỏe mạnh bình thường.
Với những xe có hệ thống máy lạnh thường phải có thêm cửa thông gió giúp xe có thêm khí trời, sử dụng kèm với gió máy lạnh, nhờ đó người trong xe có đầy đủ dưỡng khí tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Cửa lấy gió được thiết kế có đầy đủ 3 vị trí: đóng hẳn, mở trung bình, mở lớn và chịu sự điều khiển của cần gạt, đặt gần vô lăng tài xế. Tuy nhiên, ở các xe cũ, hệ thống cửa thông gió có thể bị hỏng không mở ra được hoặc bị bịt kín do chính những người sửa máy lạnh bởi làm như vậy xe sẽ lạnh nhanh hơn và giữ được lạnh lâu hơn. Điều này đã làm cho xe ngột ngạt và gây ra cảm giác khó chịu, thậm chí nôn mửa, nhất là khi trên xe có nhiều người.
Đối với xe mà hệ thống máy lạnh được lắp tại Việt Nam, rất ít thợ chú ý đến việc lắp ráp hay sửa chữa cửa lấy gió, vì họ chỉ quan tâm làm cho xe càng đạt độ lạnh càng tốt mà quên mất yêu cầu dưỡng khí. Để ngăn ngừa tình trạng thiếu ôxy gây cảm giác khó chịu, buồn nôn, khi mở máy lạnh, cần mở cửa lấy gió để đưa thêm không khí vào xe. không nên để máy thổi trực tiếp vào người, vào đầu.

1 comments:

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin !
    ......................................
    Ms. Trân
    Chuyên viên kinh doanh http://sieuthimaylanh.net/
    Click xem chi tiết: May lanh Reetech hoặc May lanh Mitsubishi

    ReplyDelete